Không thể nợ dân mãi Luật Biểu tình
admin
Thứ bảy, 25/05/2013 - 09:04
Không thể nợ dân mãi Luật Biểu tình
Luật Biểu tình lại được các vị ĐBQH nhắc tới. Luật sư Trương Trọng Nghĩa cho rằng việc quản lý biểu tình bằng NĐ38 như hiện nay “đã lỗi thời” khi đánh đồng người dân tụ tập để gây rối mất trật tự và biểu tình yêu nước.
Một cuộc mít-tinh do Nhà nước tổ chức kỷ niệm ngày 30-4-2010 tại TP.HCM. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Pháp luật
“Đây là món nợ của Nhà nước với nhân dân và phải trả càng sớm càng tốt”. Chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh và Luật Cư trú đã được thảo luận tại tổ trong 1 tiếng 30 phút chiều qua trước khi QH tiếp tục họp toàn thể để kiện toàn nhân sự.
Nhắc lại thực tiễn “Mấy chục năm nay, kể từ Hiến pháp 1959, chúng ta chưa có một đạo luật về quyền biểu tình cho mọi công dân” - ĐBQH Trương Trọng Nghĩa khẳng định “Đây là món nợ của Nhà nước với nhân dân, trả càng sớm càng tốt”. Ông phân tích việc áp dụng NĐ38 để quản lý biểu tình đã lỗi thời khi đánh đồng người dân tụ tập để gây rối mất trật tự và biểu tình yêu nước. “Trước tình hình luật pháp hiện hành không còn phù hợp và nợ luật trong Hiến pháp, tôi đề nghị đưa Luật Biểu tình và Luật Trưng cầu dân ý vào chương trình xây dựng luật năm 2014, sau khi thông qua Hiến pháp” - ông Nghĩa nói.
Là Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, ông Nghĩa cũng cam kết: “Cá nhân tôi nhận và sẽ vận động các hội viên, luật sư, luật gia bỏ công sức ra xây dựng Luật Biểu tình đúng Hiến pháp, đúng những yêu cầu cơ bản của luật pháp VN về xây dựng Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu dân ý”.
Thực tế các vụ án giết người man rợ cũng đã được các vị ĐBQH cập nhật. TS luật Đỗ Văn Đương cũng cho biết, một trong những vấn đề cử tri bức xúc là tình hình tội phạm và hình phạt tù trong điều kiện phát triển các loại tội phạm. Theo ông Đương, bức xúc nhất là nhiều tội phạm chưa tới 18 tuổi giết cả nhà người ta mà luật thì chưa đưa ra sửa. ĐBQH Lê Đông Phong cho rằng mức án đối với giết người man rợ mà không phải chịu tử hình đang gây bức xúc trong dư luận. Ông đề nghị phải điều chỉnh tuổi chịu trách nhiệm hình sự. “Nếu không quan tâm sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự cũng nên quan tâm sửa đổi một số điều” - ông nói.
Tướng công an Đỗ Kim Tuyến (ĐBQH Hà Nội) cho rằng việc Dự thảo Luật Cư trú giải quyết áp lực về mật độ dân số bằng cách đưa vào một số hành vi cấm là phù hợp. Nhưng ông cũng lưu ý là việc thực hiện sẽ rất khó và cần có văn bản hướng dẫn. Chẳng hạn trường hợp một chủ nhân một hộ có diện tích hẹp muốn cho người khác nhập vào để trục lợi nhưng khó có căn cứ để xử lý.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo nhắc tới “dư luận của nhân dân” khi cho rằng ban hành Luật Cư trú là trái với quyền con người quy định trong dự thảo Hiến pháp. Dẫu vậy, ông cũng tán đồng “Mọi vấn đề phải xuất phát từ tình hình thực tiễn. Các thành phố đang có mật độ dân số quá đông nên luật phải có quy định siết lại”.
Các vị ĐBQH cũng lo ngại những phát sinh sau các quy định siết nhập khẩu. Ông Thảo dự báo “nhà thuê ở Hà Nội sẽ đắt như tôm tươi vì ở 2 năm là được thường trú”. ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh cũng bàn: Luật mới đưa ra những hành vi của công dân cần cấm nhưng cần có cả hành vi của những người có thẩm quyền cho đăng ký vi phạm pháp luật. Bà đề nghị: Quy định của luật phải tránh được tình trạng cán bộ làm qua quýt cho xong chuyện gây khiếu kiện.
ĐBQH Trần Du Lịch thì phàn nàn trước tình trạng “Chúng ta dùng hộ khẩu như một giấy phép cơ bản trong các thủ tục hành chính”. Điều này, theo ông, là quá lạc hậu. “Hiện chỉ có rất ít quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên còn sử dụng”. Ông Trần Du Lịch cho rằng: Vấn đề kiểm soát dân cư không nên đánh đồng bố trí dân cư, với hộ khẩu. Có nhiều biện pháp như đánh phí nhà đất, môi trường cao ở các đô thị chứ sao cứ dùng hộ khẩu để quản lý cư trú.
Một trong những nội dung được đoàn ĐBQH TPHCM đề cập tới nhiều là đề xuất đưa vào nghị quyết cho TPHCM thực hiện mô hình chính quyền đô thị.
Nhắc lại thực tiễn “Mấy chục năm nay, kể từ Hiến pháp 1959, chúng ta chưa có một đạo luật về quyền biểu tình cho mọi công dân” - ĐBQH Trương Trọng Nghĩa khẳng định “Đây là món nợ của Nhà nước với nhân dân, trả càng sớm càng tốt”. Ông phân tích việc áp dụng NĐ38 để quản lý biểu tình đã lỗi thời khi đánh đồng người dân tụ tập để gây rối mất trật tự và biểu tình yêu nước. “Trước tình hình luật pháp hiện hành không còn phù hợp và nợ luật trong Hiến pháp, tôi đề nghị đưa Luật Biểu tình và Luật Trưng cầu dân ý vào chương trình xây dựng luật năm 2014, sau khi thông qua Hiến pháp” - ông Nghĩa nói.
Là Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, ông Nghĩa cũng cam kết: “Cá nhân tôi nhận và sẽ vận động các hội viên, luật sư, luật gia bỏ công sức ra xây dựng Luật Biểu tình đúng Hiến pháp, đúng những yêu cầu cơ bản của luật pháp VN về xây dựng Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu dân ý”.
Thực tế các vụ án giết người man rợ cũng đã được các vị ĐBQH cập nhật. TS luật Đỗ Văn Đương cũng cho biết, một trong những vấn đề cử tri bức xúc là tình hình tội phạm và hình phạt tù trong điều kiện phát triển các loại tội phạm. Theo ông Đương, bức xúc nhất là nhiều tội phạm chưa tới 18 tuổi giết cả nhà người ta mà luật thì chưa đưa ra sửa. ĐBQH Lê Đông Phong cho rằng mức án đối với giết người man rợ mà không phải chịu tử hình đang gây bức xúc trong dư luận. Ông đề nghị phải điều chỉnh tuổi chịu trách nhiệm hình sự. “Nếu không quan tâm sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự cũng nên quan tâm sửa đổi một số điều” - ông nói.
Tướng công an Đỗ Kim Tuyến (ĐBQH Hà Nội) cho rằng việc Dự thảo Luật Cư trú giải quyết áp lực về mật độ dân số bằng cách đưa vào một số hành vi cấm là phù hợp. Nhưng ông cũng lưu ý là việc thực hiện sẽ rất khó và cần có văn bản hướng dẫn. Chẳng hạn trường hợp một chủ nhân một hộ có diện tích hẹp muốn cho người khác nhập vào để trục lợi nhưng khó có căn cứ để xử lý.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo nhắc tới “dư luận của nhân dân” khi cho rằng ban hành Luật Cư trú là trái với quyền con người quy định trong dự thảo Hiến pháp. Dẫu vậy, ông cũng tán đồng “Mọi vấn đề phải xuất phát từ tình hình thực tiễn. Các thành phố đang có mật độ dân số quá đông nên luật phải có quy định siết lại”.
Các vị ĐBQH cũng lo ngại những phát sinh sau các quy định siết nhập khẩu. Ông Thảo dự báo “nhà thuê ở Hà Nội sẽ đắt như tôm tươi vì ở 2 năm là được thường trú”. ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh cũng bàn: Luật mới đưa ra những hành vi của công dân cần cấm nhưng cần có cả hành vi của những người có thẩm quyền cho đăng ký vi phạm pháp luật. Bà đề nghị: Quy định của luật phải tránh được tình trạng cán bộ làm qua quýt cho xong chuyện gây khiếu kiện.
ĐBQH Trần Du Lịch thì phàn nàn trước tình trạng “Chúng ta dùng hộ khẩu như một giấy phép cơ bản trong các thủ tục hành chính”. Điều này, theo ông, là quá lạc hậu. “Hiện chỉ có rất ít quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên còn sử dụng”. Ông Trần Du Lịch cho rằng: Vấn đề kiểm soát dân cư không nên đánh đồng bố trí dân cư, với hộ khẩu. Có nhiều biện pháp như đánh phí nhà đất, môi trường cao ở các đô thị chứ sao cứ dùng hộ khẩu để quản lý cư trú.
Một trong những nội dung được đoàn ĐBQH TPHCM đề cập tới nhiều là đề xuất đưa vào nghị quyết cho TPHCM thực hiện mô hình chính quyền đô thị.
Đào Tuấn (Lao Động)
Signature:
queviet.pl
Tin mới hơn:
- 14/06/2013 - 05:18 - Bắt khẩn cấp ông Phạm Viết Đào
- 13/06/2013 - 06:42 - Đến trụ sở công an làm việc, về bằng... xe cứu thương
- 12/06/2013 - 07:52 - Bắt giam "ông kẹ" Phó trưởng Trại tạm giam Công an Khánh Hòa
- 10/06/2013 - 06:50 - Bắt đầu lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt
- 09/06/2013 - 06:04 - Khai sinh, hộ khẩu sắp hết thời
Tin cũ hơn:
- 24/05/2013 - 07:45 - Siết điều kiện nhập hộ khẩu vào thành phố trực thuộc T.Ư
- 22/05/2013 - 06:16 - Khó biện minh
- 21/05/2013 - 07:12 - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Không thay đổi tên nước
- 20/05/2013 - 08:03 - Quyền giám đốc VQG Yok Đôn lộng quyền
- 17/05/2013 - 07:19 - Hai bị cáo rải truyền đơn chống phá nhà nước lãnh 14 năm tù
Ngày cập nhật Thứ bảy, 25/05/2013 - 09:18
Thêm bình luận
WebLinks
- Hội hữu nghị Việt Nam - Ba Lan
- Jufist
- Đô Thị
- Nhịp cầu thế giới
- Hội VHNTVN tại Nga
- CLB Lê Quý Đôn
- Đại Sứ Quán
Thời Tiết
Ho Chi Minh City | Partly Cloudy, 33 C |
Warsaw | Mostly Cloudy, -7 C |
Hanoi | Mostly Cloudy, 15 C |
Tỉ giá VNĐ/PLD
Tỷ giá VND theo Yahoo:
10,000VND = 1.474PLN
TỈ GIÁ PLN
Tiền tệ | Tỷ giá |
---|---|
CZK | 0.16 |
GBP | 4.91 |
USD | 3.18 |
CHF | 3.28 |
EUR | 4.11 |
UAH | 0.39 |
CNY | 0.51 |
Quảng cáo
Quảng cáo
Bình luận mới nhất
- Mời không đến còn kêu ca gì ? 2 ngày 41 phút trước
- Đã gửi giấy mời. 1 ngày 21 giờ trước
- NGỌC CÒN CÓ VẾT.',;'-;,`MỌI 3 ngày 1 giờ trước
- Sao không ? 3 ngày 16 giờ trước
- Sao không thấy ông Bùi Anh Thai 3 ngày 19 giờ trước
- Trang sử mới đến với tất cả mọi người 3 ngày 19 giờ trước
- Tình người nơi sứ tuyết 4 ngày 16 giờ trước
- Chúc mừng chùa Nhân Hoà 5 ngày 19 giờ trước
- Bộ trưởng Thăng yêu nước lắm ? 5 ngày 19 giờ trước
- Cám ơn 3 tuần 6 ngày trước
Thêm bình luận